Cách làm gỏi cuốn không chỉ đơn giản mà còn dễ dàng sáng tạo. Cho phép bạn thỏa sức kết hợp các nguyên liệu và gia vị theo sở thích cá nhân. Từ những lát mỏng, giòn ngon của rau sống cho đến những lựa chọn nguồn gốc protein đa dạng như: Tôm, thịt bò hoặc thịt heo, món gỏi cuốn luôn đáp ứng đầy đủ yếu tố cần thiết cho một bữa ăn hấp dẫn và bổ dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết làm gỏi cuốn vừa giòn vừa ngon. Trong bài viết này top10amthuc.net sẽ gợi ý công thức làm gỏi cuốn tuyệt ngon giúp bạn có được món gỏi cuốn vừa ngon vừa bắt mắt nhất.
Giới thiệu tổng quan về món gỏi cuốn
Gỏi cuốn, hay còn được gọi là nem cuốn, là một món ăn truyền thống của Việt Nam. Được biết đến và ưa chuộng không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Món gỏi cuốn có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam và là một trong những món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt. Gỏi cuốn thường được chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon. Đơn giản nhưng đa dạng về hương vị và dinh dưỡng.
Món gỏi cuốn có hương vị tươi ngon, thanh đạm và rất đa dạng về chất dinh dưỡng. Điểm đặc biệt của gỏi cuốn là khả năng tùy chọn và sáng tạo trong việc lựa chọn nguyên liệu và pha chế nước chấm. Người ta thường thưởng thức gỏi cuốn bằng cách nhúng từng miếng vào nước chấm. Ngọt mát, tạo nên cảm giác hài hòa giữa vị chua, ngọt, mặn và cay nồng.
Hướng dẫn làm món gỏi cuốn thơm ngon đậm vị
Nguyên liệu
Thịt lợn: Gồm thịt chân giò cuộn, thịt ba chỉ, giò lụa
– Hải sản: Tôm sú hoặc tôm đất
– Rau: Cải xà lách, xanh, tía tô, rau mùi ta, hẹ, húng láng, dưa chuột, cà rốt
– Trứng gà
– Bún
– Bánh tráng
Cách làm
Khi thực hiện món gỏi cuốn, nếu bạn mua được thịt chân giò cuốn tròn và buộc dây thì tuyệt vời. Nhưng không phải loại này thì bạn cũng có thể sử dụng thịt ba chỉ thay thế, vẫn mang lại hương vị thơm ngon. Để thịt ngon hơn, khi luộc thịt, bạn nên cho thêm một củ gừng và muối/bột canh vào nước luộc. Tạo nên nước luộc thơm đậm, giúp thịt thấm đều hương vị.
Lưu ý khi luộc thịt, không nên luộc nước sôi liên tục, thay vào đó. Hãy đun sôi nước lửa rồi hạ lửa nhỏ và luộc trong vòng 15 phút. Sau đó, bạn nên tắt bếp và ủ thịt trong nước ấm. Điều này giúp thịt chín mềm mà không bị khô.
Để gỏi cuốn thêm hấp dẫn, bạn có thể sử dụng tôm luộc vừa chín tới, giòn ngon và thơm.
Cách làm trứng tráng dày hơn bình thường, sau đó cắt thành cọng nhỏ. Cũng là một bí quyết làm tăng hương vị cho món ăn.
Ngoài ra, khi chế biến ram tôm đất, chỉ cần chiên trong nồi không dầu trong 15 phút. Là bạn đã có một nguyên liệu thơm ngon, hấp dẫn cho gỏi cuốn của mình.
Công thức pha nước chấm
Gỏi cuốn là món ăn linh hoạt và có thể thưởng thức cùng hai loại nước chấm khác nhau: Nước mắm chua ngọt và sốt tương ngọt bơ lạc. Tùy vào khẩu vị và sở thích ẩm thực của mỗi người.
Công thức pha nước chấm chua ngọt
– 1 thìa cafe đường
– 1 thìa cafe nước mắm
– 1 thìa cafe dấm táo
– 2 thìa cafe nước
– Ớt, tỏi bằm tuỳ ý
Nước mắm chấm trong gỏi cuốn là một thành phần quan trọng, và mỗi gia đình có thể tùy chỉnh khẩu vị theo ý thích riêng. Nếu muốn hương vị nước mắm đậm đà hơn, bạn có thể thêm một chút nước mắm vào. Còn khi tự pha nước mắm, nếu bạn pha theo tỉ lệ này, bạn sẽ cảm nhận. Được vị ngọt mềm mại, mà không bị quá chua nhờ giấm.
Công thức làm sốt tương bơ lạc ngọt
– 3 thìa cafe sốt tương ngọt
– 1 thìa cafe giấm
– 1 thìa cafe tỏi băm nhỏ
– 1/2 thìa cafe tương ớt
– Ớt, tỏi bằm tuỳ ý
– 2 thìa cafe bơ lạc peanut butter (nếu có loại lạc đập dập thì sẽ ngon hơn)
Sốt tương ngọt này làm xong sẽ sánh sánh đặc đặc. Đậm ngọt mằn mặn, quyện lại béo béo, ăn với gỏi cuốn tôm thịt rất hợp.
Thật tuyệt vời nếu bạn dám thử sáng tạo và thêm vào những nguyên liệu yêu thích của mình. Để tạo ra những phiên bản gỏi cuốn độc đáo và thú vị. Dù là hương vị truyền thống hay những kết hợp mới lạ. Món gỏi cuốn vẫn sẽ luôn là lựa chọn hấp dẫn cho mâm cơm gia đình. Với công thức làm món gỏi thơm ngon tuyệt vị mà top10amthuc.net đã chia sẻ. Chúc các bạn thành công trong việc áp dụng công thức làm gỏi cuốn tôm thịt. Và tận hưởng những bữa ăn thơm ngon.